Nội dung bài viết
ToggleTiểu sử Frank Lloyd Wright
Frank Lloyd Wright ( 08/06/1867 – 09/04/1959) – nhà kiến trúc sư người Mỹ, nhà thiết kế nội thất, nhà văn và nhà giáo dục học, người đã thiết kế hơn 1000 cấu trúc và 532 công trình kiến trúc. Wright cho rằng việc thiết kế các cấu trúc phải dựa trên sự hài hòa giữa con người và môi trường xung quanh, một triết lý mà ông gọi là “kiến trúc hữu cơ”. Triết lý này được minh họa bởi thiết kế Thác nước (1935), được coi là: “công trình vĩ đại nhất mọi thời đại của kiến trúc Mỹ”. Wright là người dẫn đầu trào lưu kiến trúc Prairie và phát triển khái niệm nhà Usonian, tầm nhìn độc nhất vô nhị của ông về quy hoạch đô thị ở Mỹ.
Phong cách thiết kế đặc trưng
“Kiến trúc hiện đại, chúng ta ngày nay gọi nó là kiến trúc hữu cơ – là kiến trúc tự nhiên – VI tự nhiên mà có, kiến trúc phục vụ cho tự nhiên”. Ta có thể tìm thấy trong phần lớn các công trình của ông sự mô phỏng lại các đường nét tự do, mềm mại của thiên nhiên, khiến chúng trở nên rất có hồn và vô cùng nổi bật. Cũng chính vì đặc điểm đó mà ông rất coi trọng vật liệu tự nhiên như gỗ đá, biến chúng thành vẻ đẹp trung tâm trong các công trình của mình và đặc biệt tránh tô trét. Wright sáng tạo các đồ án của mình dựa trên nguyên tắc thiết kế từ trong ra ngoài và bố cục khai phóng. Ở một số công trình, ông nhấn mạnh quan điểm “hình thức vượt lên công năng” khi ưu ái hoàn thiện bằng các vật liệu thiên nhiên như gỗ, đá rồi mới đến bê tông, cốt thép. Đây là đặc điểm cho phong cách kiến trúc lãng mạn đậm chất thơ của ông và cũng là yếu tố gây ra nhiều tranh cãi nhất khi nhắc đến công trình của F.L.Wright.
![bao-tang-Guggenheim-NewYork](http://d2architects.vn/wp-content/uploads/2024/10/AudioThuyetMinhCacDiemNoiBatBaoTangGuggenheimNewYork.jpg)
Di sản thế giới 2019
![robie-house](http://d2architects.vn/wp-content/uploads/2024/10/6253084_PLH-Hero.jpg)
![German-Warehouse](http://d2architects.vn/wp-content/uploads/2024/10/Frank_Lloyd_Wright_designed_A._D._German_Warehouse_in_Richland_Center_Wisconsin_-_Full_View.jpg)
Căn nhà mang tên Fallingwater nằm trên một thác nước ở vùng nông thôn phía tây nam bang Pennsylvania. Ban đầu, gia chủ là doanh nhân Edgar J. Kaufmann tìm đến kiến trúc sư với ý định xây một căn nhà đối diện thác nước để ngắm cảnh, song Frank Lloyd Wright đã đưa ra ý tưởng táo bạo là đặt căn nhà ngay trên thác nước để biến thiên nhiên thành một phần cuộc sống của người ở.
Không gian nội thất thể hiện rõ sự ngưỡng mộ của Wright với phong cách kiến trúc Nhật Bản qua cách bố trí không gian mở và việc sử dụng nhiều đường thẳng. Kiến trúc sư cũng bố trí nhiều ô cửa sổ để gia chủ thỏa mãn nhu cầu ngắm cảnh vật xung quanh. Từ bất cứ phòng nào, người ở cũng có thể kết nối với thiên nhiên bên ngoài.
Kiến trúc Fallingwater
Khác với nguyên lý sáng tác kết cấu “bố cục tự do” của Le Corbusier bị hạn chế bởi một mạng lưới cột cố định, Wright cho phép sáng tác của mình hình thành từ những thiết kế hoàn toàn tự do với khẩu hiệu “hình khối và công năng hợp nhất”. Wright đề cao trường phái kiến trúc hữu cơ trong đó kiến trúc kết hợp hài hòa với thiên nhiên, ông chống lại chủ nghĩa hình học và chủ nghĩa sơ đồ vì ông cho rằng nó xa lạ với bản chất con người. Có thể thấy mặt bằng công trình biệt thự Kaufmann được phát triển từ “bố cục khai phóng”, không có một sự ràng buộc nào cả, các góc cạnh của tòa nhà như là “có sức sống vươn ra xung quanh”.
“… chọn một vị trí không ai thích – một nơi có những đặc tính riêng biệt: cây cối, cá tính riêng, hay một nhược điểm gì khác. Đứng ở vị trí đó, quan sát xung quanh và tìm xem anh/chị bị thu hút bởi điều gì. Lý do gì khiến cho anh/chị muốn xây công trình của mình ở đó? Tìm cho ra những lý do đó rồi thiết kế làm sao để khi xây nhà xong thì vẫn có thể đứng ở cùng vị trí đó nhìn ra xung quanh, tất cả vẻ đẹp của cảnh quan vẫn còn nguyên vẹn. Công trình xây ra nhấn mạnh, làm tăng thêm vẻ đẹp nguyên thủy của cảnh quan…”
Công trình “nhà trên thác nước”, như tất cả các công trình kiến trúc vĩ đại khác, đều có thể được phân tích bằng ngôn ngữ của âm nhạc ở kết cấu tổ chức, nhịp điệu, chủ đề. “Falling Water”, ngay từ cái tên đã thấy được cảm hứng từ tầng thác đổ, nhiều chi tiết trong ngôi nhà như cũng được phối lại nhịp nhàng theo nguyên lý âm nhạc. Giai điệu của dòng thác nghe được khi đứng ở ngoài tầng bao lơn treo lơ lửng, hợp âm trên hợp âm, quãng tám trên quãng tám, được lặp lại réo rắt trong chủ đề phụ: tổ hợp cầu thang mở thanh thoát từng nốt từ tầng này lên tầng khác. Với một chút trí tưởng tượng ta có thể nhìn những bậc thang như là những nốt nhạc – một hàng những phím đàn lơ lửng được giữ lại bởi những sợi dây treo dài và mỏng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin chung về Frank Lloyd Wright. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết này của D2 Architects. Tham khảo thêm những thông tin bổ ích qua website của D2 Architects. Xem thông tin liên hệ dưới đây.
- Website: d2architects.vn
- Hotline: 095 555 1101