Tiểu sử Kenzo Tange
Tange sinh ra tại một làng quê nhỏ tại Imabari, đảo Shikoku, Nhật Bản. Bị quyến rũ bởi những bản vẽ của Le Corbusier, ông theo học khoa kiến trúc, Đại học Tokyo. Năm 1946, Tange trở thành trợ lý giáo sư tại Đại học Tokyo và thành lập xưởng thực nghiệm Tange. Trong số những sinh viên của ông có Maki Fumihiko, Kamiya Koji, Isozaki Arata, Kurokawa Kisho và Taneo Oki. Năm 1951, Tange thắng cuộc thi tái thiết thành phố Hiroshima. Công trình công viên Hòa bình và Trung tâm là biểu tượng cho sự hòa bình lâu dài của thành phố. Năm 1959, ông hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài “Cấu trúc không gian một đô thị lớn”, một diễn giải cho cấu trúc đô thị dựa trên nền tảng của lộ trình giao hoán của con người từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại.
Dự án Vịnh Tokyo 1960 của nhóm Tange là một câu trả lời hợp lý cho các vấn đề trên, thông qua việc xem xét bản chất tự nhiên của cấu trúc đô thị, từ đó cho phép phát triển và thay đổi. Đồ án này nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới, với những ý tưởng mới về việc phát triển đô thị trên mặt vịnh Tokyo, cùng với việc sử dụng các cầu, các đảo nhân tạo, các bãi đỗ xe nổi… Tất cả được tích hợp trong một cấu trúc hạ tầng khổng lồ với các đối tượng là các module cài cắm (plug-in). Đồ án “Vịnh Tokyo 1960” được xem là một mẫu mực điển hình cho sự phát triển của học thuyết Siêu cấu trúc giai đoạn đó (Megastructure) và được coi là đồ án kinh điển của chủ nghĩa không tưởng.
Một số công trình nổi tiếng
Công viên tưởng niệm Hòa bình, Hiroshima
Nhà thờ St. Mary, Tokyo
Tòa thị chính siêu đô thị Tokyo
Quần thể Cung thể thao Olympic, Tokyo
Tổng mặt bằng Expo ’70, Suita, Osaka
Hanae Mori, Aoyama, Tokyo
Hãng truyền hình Fuji, Odaiba, Tokyo
Vòm Tokyo
Đại học kĩ thuật Nam Dương, Singapore
Trung học Hoa Kiều quốc tế, Singapore
Sân vận động Quốc gia Yoyogi, Tokyo
Kỉ nguyên Chuyển Hóa Luận
Bắt đầu – 1960
Vào những năm 1960, một nhóm các kiến trúc sư đã nhen nhóm những ý tưởng về thành phố của tương lai mà ở đó các công trình có khả năng thay đổi, đáp ứng với sự tăng trưởng của thành phố cũng như của môi trường xung quanh nó như những tế bào trong một cơ thể sống.
Nhân sự kiện hội nghị thiết kế quốc tế được tổ chức tại Nhật Bản năm 1960, Chuyển hoá luận (Metabolism) chính thức được đề xướng với vai trò tiên phong của Kurokawa Kisho, Kikutake Kiyonori, Maki Fumihiko cùng nhiều kiến trúc sư khác dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của người thầy, người cố vấn Tange Kenzo.
Phát triển – 1960
Vực dậy sau đống đổ nát của chiến tranh và nhanh chóng đưa đất nước phát triển kinh tế một cách thần kỳ, thời kỳ này người Nhật không có gì ngoài niềm tin mạnh mẽ vào tương lai. Tất cả những ý tưởng về thành phố tương lai mà nhóm chuyển hoá luận đưa ra được tiếp thu một cách tích cực, những người làm ra nó được tung hô như những anh hùng của thời đại mới, khi tạo bộ mặt đô thị mới cho Nhật Bản.
Ý tưởng của cuộc vận động này được hiện thực hoá bằng những project và các thử nghiệm về kiến trúc ở rất nhiều các quy mô khác nhau, trải dài từ các dự án nhà ở đến quy hoạch tái cấu trúc toàn thành phố.
Bên trên là các khối nhà văn phòng được kết nối với nhau được nâng đỡ bằng các lõi kết cấu lớn, các khu định cư mái dốc nổi trên biển được kết nối đến hệ thống giao thông chung và đều kết nối đến không gian công cộng là các công viên nằm trên các hòn đảo nhân tạo ở trung tâm Hội chợ Expo 1970 là sự kiện đánh dấu sự lan rộng của xu hướng Chuyển Hóa Luận.
Biểu tượng trên đại diện cho 5 châu lục, ở trung tâm là mặt trời mọc trên lá cờ Nhật Bản.
Điểm nhấn chính của hội chợ lần này là Pavilion Theme, nằm trong khu vực Biểu tượng, chủ yếu được cấu thành bởi Plaza Harmony và Tháp mặt trời.
The Festival Plaza được bao phủ bởi một hệ thông mái khổng lồ, được làm bằng cấu trúc thép với vỏ bọc polyester. Tại thời điểm này, nó mái nhà rất lớn trên thế giới, với trọng lượng 6.000 tấn.
Tháp Mặt trời, đó là trung tâm của chủ đề gian hàng này, nó vươn lên khỏi mái tượng trưng cho sự phát triển vô hạn của nhân loại và sức mạnh trong cuộc sống.
“…Có được tài năng, nghị lực và một sự nghiệp dài lâu đáng kể, một người có thể vượt lên, từ kẻ khai phá đất mới thành một nhân vật kinh điển. Đó chính là phúc phận của Kenzo Tange, người mà trong gần tám thập niên của mình, ông đã nổi tiếng như một kiến trúc sư tầm cỡ thế giới. Cùng với việc hành nghề thực tiễn, ông cũng là nhà lý thuyết kiến trúc tiên phong và là một giáo sư có uy tín, trong các học trò của ông có các kiến trúc sư nổi tiếng Fuhimiko Maki và Arata Isozaki. Công trình sân vận động cho Thế vận hội Tokyo năm 1964 của ông thường được mô tả như một trong số các công trình đẹp nhất được xây dựng trong thế kỷ 20. Bắt đầu một thiết kế, Kenzo Tange hướng đến các hình khối làm rung động trái tim chúng ta bởi chúng dường như hiện ra từ quá khứ được ghi nhớ nhạt nhòa xa xưa nào đó và, đến giờ vẫn thật sự hấp dẫn đến nghẹt thở…”
Trên đây là tổng hợp những thông tin chung về Kenzo Tange. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết này của D2 Architects. Tham khảo thêm những thông tin bổ ích qua website của D2 Architects. Xem thông tin liên hệ dưới đây.
- Website: d2architects.vn
- Hotline: 095 555 1101