Phong Cách Đông Dương (Indochine Style) | D2 Architects

INDOCHINE-STYLE

Khái niệm phong cách Đông Dương

Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương là phong cách thiết kế nội thất với phong cách kiến trúc vượt thời gian, thể hiện văn hóa truyền thống châu Á đồng thời hòa quyện lãng mạn với kiến trúc Pháp cổ. Phong cách Indochine là sự giao thoa giữa bản sắc Đông và Tây, tạo nên một phong cách thiết kế nội thất hiện đại mới, có tính thẩm mỹ cao, bởi triết lý nghệ thuật và thể hiện tinh hoa, bản sắc, lịch sử của hai nền văn minh cổ xưa này.

0f56f3e4612dcbb1981485cad739c093

Nguồn gốc phong cách Đông Dương

Indochine có nguồn gốc từ tiếng Pháp với ý nghĩa là “Đông Dương” .Đây là khu vực thuộc quyền cai trị của Thực dân Pháp trong những năm 1839 – 1954 .Thuật ngữ Đông Dương được đặt ra vào đầu thế kỷ 19 để nhấn mạnh ảnh hưởng của khu vực này đối với văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Hơn nữa, phong cách thiết kế này còn bắt nguồn từ kiến trúc Pháp cổ. Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa Ấn Độ tại Lào và Campuchia.

Tuy nhiên, do vấp phải các yếu tố bất lợi về vị trí địa lý, khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt mà các mẫu kiến trúc của người Pháp gặp nhiều bất cập. Thêm vào đó, vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của thực dân Pháp cũng dần suy yếu.

Do đó, để đáp ứng thị hiếu người dùng, kiến trúc sư Emest Hébrard đã tìm ra phương án thiết kế thân thiện, gần gũi hơn với người dân Việt Nam. Theo đó, các công trình xây dựng không chỉ đơn thuần thiết kế theo phong cách Pháp mà còn khéo léo lồng ghép chất liệu, kiểu dáng, chi tiết mang đặc trưng văn hóa Việt. Từ đó, tạo ra phong cách thiết kế Indochine độc đáo, mới lạ, vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay.

Trong suốt thời gian xâm lược các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “đồng hóa”. Áp đặt các thay đổi về chính trị và văn hóa đối với nước ta. Do đó, trong khoảng thời gian này, người Việt chịu ảnh hưởng của Pháp về nhiều mặt, từ ẩm thực, thời trang, tôn giáo cho đến kiến trúc. Cũng vào thời gian này, phong cách Indochine được kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard tiếp nhận và áp dụng vào kiến trúc Việt Nam.

Phong-cach-Indochine-2

Đặc trưng phong cách Đông Dương

Khi chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc mang phong cách thiết kế Đông Dương, các bạn dễ dàng nhận thấy màu sắc chủ đạo được sử dụng trong thiết kế là các gam màu trung tính như: trắng, vàng kem, vàng nhạt. Kết hợp cùng các màu sắc của các chất liệu của nội thất mang phong cách Indochine chủ yếu là tre, gỗ, gạch, mây, … tạo nên sự ấm áp cho không gian. Ngoài ra, một số công trình cũng sử dụng các gam màu nhiệt đới, ấm nóng như màu tím, đỏ hoặc cam.

Kiến trúc Đông Dương là sự sáng tạo của các kiến trúc sư người Pháp. Công trình kiến trúc này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, tuy có nhiều điểm chiết trung, hòa quyện (vì người Pháp không sành kiến trúc cổ điển Việt Nam) nhưng đã khuyến khích các kiến trúc sư Việt Nam và sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc. con đường.

Người sáng lập ra phong cách kiến trúc này là Ernest Hébrard, giáo sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một sĩ quan cao cấp được chính phủ Pháp cử về phụ trách công tác quy hoạch và kiến trúc ở ba nước Đông Dương. Ông là một kiến trúc sư nổi tiếng từng đoạt giải thưởng Prix de Rome. Ông gọi xu hướng thiết kế này là “phong cách kiến trúc Đông Dương” (phong cách Indochinois).

Thực chất, đây là phong cách chiết trung Âu – Á, không chỉ là chi tiết kiến trúc của ba nước Đông Dương mà còn là chi tiết của kiến trúc Trung Hoa. Hébrard đã để lại những tác phẩm nghệ thuật rất có giá trị. Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử) là kết quả của thiết kế kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam.

7184645189a99461350c0102ff8d5144

Chất liệu phong cách Đông Dương

Chất liệu gạch nung, gạch bông

Ở những công trình mang phong cách Đông Dương, chúng ta dễ dàng bắt gặp những viên gạch bông kích thước nhỏ với hoa văn đa dạng được sử dụng để lát sàn nhà, lát tường, làm mái. Vật liệu này không chỉ đảm bảo độ bền mà còn giúp không gian tinh tế, sang trọng hơn. Đặc biệt, khi dùng gạch bông, gạch nung lót sàn, gia chủ có thể tạo điểm nhấn cho từng khu vực bằng cách bố trí gạch linh hoạt theo các mảng khối.

17c767ed359675e3b6a79be5d3f75bda

Hoa văn, họa tiết truyền thống

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, không gian nội thất Indochine cũng chú trọng đến chiều sâu cũng như giá trị của các hoa văn, họa tiết trang trí. Bắt đầu từ thời Đông Sơn, các đường nét kỷ hà đơn giản được cách điệu từ hoa lá đã xuất hiện. Dần dần, các họa tiết được chú trọng và thể hiện tính nghệ thuật cao hơn. Đến thời An Nam, những hình ảnh họa tiết được cách điệu từ hình tĩnh vật, hình chữ nhật, hình kỷ hà, … được ưa chuộng và trở thành đặc trưng của phong cách thiết kế Đông Dương.

Tượng phật

Tranh treo tường: Tranh vẽ được sử dụng trang trí trong phong cách nội thất Indochine thường được vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Bạn có thể treo trên tường những bức tranh vẽ mang biểu tượng truyền thống của Việt Nam như hình hoa sen, cô gái trong bộ áo dài, …

Quạt trần

Các loại quạt trần thiết kế 4 cánh cổ điển theo kiểu Pháp cũng là một chi tiết không thể bỏ qua trong phong cách này.

Dùng đồ trang trí đặc trưng

Người Việt đặc biệt chú trọng vào tín ngưỡng thờ cúng. Do đó, việc trưng bày các đồ vật trong nhà phải mang ý nghĩa nhất định về mặt tinh thần hoặc tôn nghiêm. Trong phong cách thiết kế nội thất Indochine, các đồ dùng dưới đây được ưu tiên sử dụng làm vật trang trí.

22f2da4c8eeeb7b8871506fbc18dbe14

Trên đây là tổng hợp về phong cách Đông Dương. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết này của D2 Architects. Tham khảo thêm những thông tin bổ ích qua website của D2 Architects. Xem thông tin liên hệ dưới đây.

Chia sẻ nội dung:

Các bài viết khác