7 Nguyên tắc thiết kế nội thất | D2 Architects

7 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ NỘI THẤT

Trong thiết kế nội thất, việc tạo ra một không gian hài hòa và có ý nghĩa không chỉ phụ thuộc vào sở thích cá nhân mà nó còn phụ thuộc vào những nguyên tắc cơ bản. Bảy nguyên tắc thiết kế nội thất không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn tối ưu hóa công dụng của không gian sống. Những nguyên tắc này bao gồm sự cân bằng, sự hài hòa, quy mô và tỷ lệ, nhịp điệu, điểm nhấn, chi tiết, độ tương phản về không gian và màu sắc. Nắm vững các nguyên tắc này sẽ giúp nhà thiết kế và chủ nhà tạo ra những không gian đẹp mắt và cuốn hút, đáp ứng nhu cầu và sở thích của người sử dụng.

1. YẾU TỐ CÂN BẰNG

7-nguyen-tac-thiet-ke-noi-that-1
Yếu tố cân bằng trong thiết kế nội thất.

Trong nghệ thuật và thiết kế nội thất, sự cân bằng liên quan đến cách bố trí màu sắc, hình khối và không gian để tạo ra một tổng thể hài hòa, lôi cuốn cho người nhìn. Để đạt được sự cân bằng, người thiết kế phải chú ý đến vị trí nội thất được đặt trong không gian, phân bố cẩn thận các đường nét, hình dạng, và kết cấu qua ba hình thức dưới đây:

Cân bằng đối xứng

Sự cân bằng đối xứng là cách tiếp cận đầu tiên và thường được sử dụng trong thiết kế nội thất. Để duy trì sự cân bằng đối xứng, một không gian được chia đều thành hai bên phản chiếu lẫn nhau. Nhưng nếu thiết kế không cẩn thận, sự cân bằng trang trọng có thể trở nên nhàm chán và lặp đi lặp lại.

Cân bằng bất đối xứng

Sự cân bằng bất đối xứng là một cách tiếp cận hiện đại trong các nguyên tắc thiết kế nội thất mang lại sự linh hoạt hơn khi thiết kế một căn phòng thay vì dựa vào sự đối xứng hoặc sử dụng các đồ vật giống nhau. Ví dụ như một chiếc ghế bành có thể được đặt đối diện với một chiếc ghế sofa lớn trong phòng khách.

Cân bằng qua tâm

Cân bằng qua tâm sử dụng một điểm tiêu điểm ở trung tâm của thiết kế và tạo ra hiệu ứng tròn với các nội thất khác được sắp xếp xung quanh nó. Cân bằng tâm là một cách sắp xếp phức tạp và không dễ thực hiện, đặc biệt là trong không gian nhỏ. Một ví dụ là bàn ăn tròn, với những chiếc ghế được sắp xếp xung quanh. Có rất nhiều sự lặp lại về hình dạng, kết cấu và màu sắc.

2. SỰ HÀI HÒA

7-nguyen-tac-thiet-ke-noi-that-2
Sự hài hòa là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế nội thất.

Sự hài hòa trong thiết kế nội thất là thành phần quan trọng để tạo ra không gian sống thoải mái và dễ chịu. Các yếu tố họa tiết, màu sắc, kết cấu cần được kểt nối với nhau để đảm bảo sự nhất quán về phong cách và chủ đề. Điều này không có nghĩa là mọi nội thất trong căn phòng phải giống hệt nhau mà chúng sẽ bổ sung cho nhau. Một ví dụ là chúng ta phải sử dụng cùng một bảng màu để làm nổi bật căn phòng.

3. YẾU TỐ NHỊP ĐIỆU

7-nguyen-tac-thiet-ke-noi-that-3
Giai điệu trong âm nhạc cũng như nhịp điệu trong thiết kế nội thất

Cũng giống như trong âm nhạc, thiết kế nội thất cũng không thể hòa hợp được nếu không có giai điệu. Nhịp điệu là việc sử dụng màu sắc, hoa văn và họa tiết lặp lại hoặc tương phản để tạo ra sự liên kết và đồng bộ. Sự chuyển đổi dần dần giữa nhiều yếu tố như màu sắc, kích thước giúp tạo ra cảm giác chuyển động từ đó mang lại sự đồng điệu, thống nhất. Ví dụ, bạn có thể sử dụng cùng một màu trong một căn phòng ở các khoảng cách khác nhau, một bức tường màu trắng có thể được sử dụng trên bồn rửa tay cùng với đèn treo tường.

4. QUY MÔ VÀ TỈ LỆ

7-nguyen-tac-thiet-ke-noi-that-4
Tỉ lệ và quy mô là yếu tố quyết định trong thiết kế nội thất

Một nguyên tắc thiết kế nội thất quan trọng không kém là quy mô và tỷ lệ- hai yếu tố ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của không gian. Tỉ lệ là kích thước của các đồ vật và tương quan giữa chúng với nhau và không gian xung quanh. Quy mô là kích thước tổng thể của không gian và đồ vật trong đó. Tỉ lệ và quy mô là yếu tố quyết định trong thiết kế nội thất, ảnh hưởng đến sự cân đối của không gian mang lại trải nghiệm thoải mái cho người sử dụng.

5. YẾU TỐ ĐIỂM NHẤN

7-nguyen-tac-thiet-ke-noi-that-5
Tạo điểm nhấn làm tăng phần thú vị cho không gian

Trong khi sự cân bằng và hài hòa là nền tảng của thiết kế nội thất thì việc chỉ tuân thủ hai yếu tố này có thể dẫn đến cảm giác đơn điệu và cứng nhắc trong không gian. Đây chính là lúc tạo điểm nhấn cho không gian của bạn. Điểm nhấn chỉ đơn giản là sử dụng một yếu tố làm tiêu điểm giữa không gian.

Điểm nhấn có thể được sử dụng trong cả không gian nhỏ và lớn. Trong một căn phòng nhỏ, thường cần phải có một điểm nhấn để làm cho không gian có cảm giác gắn kết và đồng bộ hơn. Trong một căn phòng lớn hơn, bạn có thể tự do tạo điểm nhấn hơn với nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, quá nhiều điểm nhấn có thể khiến không gian có cảm giác lộn xộn. Khi sử dụng điểm nhấn, điều quan trọng là phải cân bằng việc tạo ra một không gian thú vị và một không gian nhất quán.

6. YẾU TỐ TƯƠNG PHẢN HÌNH KHỐI, KHÔNG GIAN, MÀU SẮC.

7-nguyen-tac-thiet-ke-noi-that-6
Độ tương phản tạo chiều sâu cho không gian

Có nhiều cách để tạo sự tương phản trong một căn phòng. Một trong những cách đơn giản nhất là sử dụng màu sắc. Kết hợp màu sáng và tối, màu ấm và màu lạnh có thể tạo ra sự nổi bật. Ngoài ra cũng có thể sử dụng độ tương phản về mặt kết cấu, hoa văn và tỷ lệ.

Khi sử dụng độ tương phản trong thiết kế, quá nhiều độ tương phản có thể gây choáng ngợp và khiến không gian trở nên lộn xộn. Độ tương phản tạo nên sự thú vị về tính thẩm mĩ và tạo chiều sâu cho không gian.

7. CHI TIẾT TRONG KHÔNG GIAN VÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT

7-nguyen-tac-thiet-ke-noi-that-7
Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế nội thất giúp tạo ra không gian của riêng mình

Chú ý đến chi tiết là nguyên tắc cơ bản cuối cùng của thiết kế nội thất. Một căn phòng không bao giờ có thể tạo cảm giác hoàn thiện và phong cách nếu không có những điểm nhấn hoàn thiện phù hợp. Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế nội thất gia đình giúp bạn tạo ra không gian của riêng mình và gửi gắm vào đó cá tính, sở thích của bạn, v.v. Từ hình dạng và kích thước của công tắc đèn và phần cứng như tay nắm cửa đến chăn, gối và thảm – chính những thứ nhỏ nhặt này tạo nên vẻ đẹp riêng cho căn phòng.

Chia sẻ nội dung:

Các bài viết khác