Phong Cách Cổ Điển Và Tân Cổ Điển (Classic & Neo Classic Style) | D2 Architects

e6c6142b17ff40dd328031ea4ed94f3fMục lục

Kiến trúc cổ điển (Classic)
Khái niệm kiến trúc cổ điển
Đặc trưng kiến trúc cổ điển
Một số phong cách kiến trúc cổ điển

Kiến trúc tân cổ điển (Neo Classic)
Khái niệm kiến trúc tân cổ điển
Đặc trưng kiến trúc tân cổ điển

Nội thất cổ điển
Khái niệm nội thất cổ điển
Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Nội thất phong cách tân cổ điển có gì khác phong cách cổ điển


KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN (CLASSIC)

Khái niệm kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển là phong cách kiến trúc có ý thức bắt nguồn từ các nguyên tắc của kiến trúc La Mã và Hy Lạp, hoặc đôi khi được miêu tả một cách cụ thể hơn là trong các tác phẩm của kiến trúc sư La Mã, Vitruvius. Các phong cách kiến trúc cổ điển khác nhau đã tồn tại từ thời Phục hưng Carolingian, và nổi bật nhất trong thời Phục hưng của Ý. Phần lớn thế giới phương Tây, các phong cách kiến trúc cổ điển khác nhau đã thống trị lịch sử kiến trúc từ thời Phục hưng cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù nó vẫn tiếp tục được phát triển bởi nhiều kiến trúc sư cho đến ngày nay.

Thuật ngữ “kiến trúc cổ điển” cũng áp dụng cho bất kỳ kiểu kiến trúc nào đã phát triển đến một trạng thái tinh tế cao như kiến trúc cổ điển của Trung Quốc, hoặc kiến trúc của người Maya cổ đại.

Trường phái kiến trúc cổ điển được bắt nguồn từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sau khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ, kiến trúc của một thời hoàng kim này cũng không còn được thực hiện ở Tây Âu. Về phía Đế quốc Byzatine (Đông La Mã), kiến trúc cổ đại sớm phát triển thành một phong cách kiến trúc riêng biệt – Byzatine.

Nhìn chung, phong cách cổ điển phát triển mạnh ở thời kỳ Phục Hưng. Sau đó đến chiến tranh thế giới thứ hai, nó nhanh chóng đem tới tầm ảnh hưởng quy mô rộng. Cho đến ngày nay, kiến trúc cổ điển vẫn được giữ vững.

Neoclassical-d73fd34b803d46b791d22b46fc874811

Đặc trưng kiến trúc cổ điển

Thiết kế cân bằng, đối xứng

Đặc trưng nổi bật trong thiết kế của kiến trúc cổ điển là bố cục phải theo nguyên tắc đối xứng và cân bằng. Những chi tiết thường được bố trí đối xứng nhau thông qua một trục giữa. Nhờ đặc trưng này mà các công trình trở nên sang trọng và hài hòa hơn rất nhiều

Đặc trưng với hình khối, cột

Kiến trúc cổ điển rất dễ nhận ra, bởi thiết kế sử dụng nhiều hệ thống hình khối cột. Trong đó, phổ biến là thức cột Doric, thức cột Ionic và Corinth. Sở dĩ được sử dụng nhiều, bởi những thức cột này mang lại vẻ đẹp như trong thần thoại. Các công trình sẽ trở nên duyên dáng và trang trọng hơn.

Màu sắc trong thiết kế

Kiến trúc cổ điển thường ưu ái những gam màu mang tính tự nhiên. Những màu sắc phổ biến như xám, vàng, trắng hay nâu trầm của gỗ…Các chi tiết chạm trổ cầu kỳ nổi bật trên nền trắng, tạo nên vẻ lộng lẫy và lung linh hơn rất nhiều. Hay màu nâu trầm sẽ tạo cho người nhìn cảm giác hoài cổ, sâu lắng, …

Chi tiết đầy tính nghệ thuật

Một đặc trưng khác của kiến trúc cổ điển chính là sự tỉ mỉ trong từng đường nét, chi tiết. Đó có thể là những đường nét uốn lượn điêu luyện, hay đường bo cong đầy tinh tế, hoặc tinh tế từ những bức phù điêu. Tất cả sẽ mang lại cho người nhìn cảm giác dễ chịu, mềm mại, cùng vẻ đẹp hoa lệ cho công trình.

Nha-hat-Opera-Garnier

Một số phong cách kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển Pháp

Kiến trúc cổ điển Pháp : Đây là một trong những cái nôi bảo tồn phong cách cổ điển cổ đại, cũng như góp phần sáng tạo ra các phong cách kiến trúc mới ấn tượng. Kiến trúc cổ điển Pháp có thể nói đã kế thừa những nét đẹp từ kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã. Kế thừa những kiến thức căn bản như thức cột Doric, Ionic… và cả kiến thức tiến bộ của người La Mã (Toscan và Compozit). Bên cạnh kế thừa, kiến trúc Pháp còn kết hợp với bản sắc văn hóa Pháp và hơi thở thời đại. Từ đó tạo ra những công trình kiến trúc mang nét đẹp rất riêng.

lau-dai-Versailles
Lâu đài Versailles

Kiến trúc cổ điển Châu Âu

Kiến trúc cổ điển Châu Âu ra đời vào khoảng thế kỉ 17, 18. Trải qua nhiều biến động từng thời kỳ, đi qua nhiều lối kiến trúc Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà… đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Kiến trúc này lưu giữ lại những nét đẹp thần thoại của Hy Lạp – La Mã: đặc trưng thức cột và chi tiết phù điêu đắp nổi nghệ thuật, tỉ mỉ. Tuy nhiên, nét khác biệt ở đây chính là không bó buộc các thiết kế theo một khuôn mẫu hay kiểu dáng nhất định. Thay thế vào đó là chú trọng sự sáng tạo, kết hợp chặt chẽ với không gian tạo ra tính thực dụng cao nhất có thể. Kiến trúc cổ điển Châu Âu luôn mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng mà tinh tế.

cung-dien-hoang-gia-Brussels-Bi
Cung Điện Hoàng Gia Brussels, Bỉ

Kiến trúc Romanesque

Lối kiến trúc này lại chú trọng sự hài hòa với môi trường xung quanh, tạo nên sự gần gũi, rất dễ chấp nhận. Những chi tiết trong thiết kế như mái vòm cong trên cửa sổ, đường kẻ chỉ, thức cột… thường xuất hiện một cách nhẹ nhàng. Sự xuất hiện vừa đủ tạo nên sự cổ điển mà vẫn hòa hợp với không gian, không gây ra sự nhập nhằng khó hiểu.Một số phong cách kiến trúc cổ điển.

tu_vienGlees_Germany_Maria-Laach-Abbey-01
Tu viện Maria Laach, Đức

KIẾN TRÚC TÂN CỔ ĐIỂN (NEO CLASSIC)

Khái niệm kiến trúc tân cổ điển

Kiến trúc tân cổ điển là một phong cách kiến trúc do trào lưu tân cổ điển tạo ra, bắt đầu vào giữa thế kỷ 18. Kiến trúc Tân cổ điển thuần túy là sự kết hợp chủ yếu giữa kiến trúc cổ đại Hy Lạp, các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio.

Về hình thức, kiến trúc tân cổ điển nhấn mạnh vào bức tường hơn là về phối hợp màu sáng và tối và duy trì bản sắc riêng biệt cho mỗi bộ phận của nó. Về chi tiết, kiến trúc Tân cổ điển là một phản ứng chống lại phong cách trang trí tự nhiên của Rococo. Về công thức kiến trúc, nó như là sự phát triển của một số đặc điểm cổ điển của truyền thống kiến trúc Baroque muộn. Kiến trúc tân cổ điển vẫn được thiết kế cho đến ngày nay, nhưng có thể được gắn nhãn là kiến trúc cổ điển mới cho các tòa nhà hiện đại.

Đặc điểm kiến trúc tân cổ điển

Tân cổ điển là một phong trào quốc tế. Mặc dù kiến trúc tân cổ điển sử dụng các từ vựng cùng cổ điển như kiến trúc Baroque muộn, nó có xu hướng nhấn mạnh phẩm chất phẳng của nó, chứ không phải là khối lượng tác phẩm điêu khắc. Các khối nhô hay lùi các hiệu ứng của chúng ánh sáng và bóng tối bằng phẳng hơn, điêu khắc phù điêu cũng phẳng hơn và có xu hướng làm chìm trong những trụ gạch, dạng viên hoặc các tấm.

Chủ nghĩa Tân cổ điển được bắt đầu ở Pháp và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và châu Âu với hàng loạt các cung điện, trụ sở, bảo tàng, thư viện, trường học được xây dựng theo phong cách này. Tại Nga, thành phố St. Petersburg đã biến thành bộ sưu tập các tòa nhà Tân cổ điển, không hề kém cạnh.

Cho tới những năm đầu thế kỷ 20, Tân cổ điển được chuyển sang thêm một giai đoạn mới được gọi là “Hồi sinh cổ điển” – Classical Revival, sử dụng ít các yếu tố cổ điển hơn, bề ngoài ít nghiêm trọng và bỏ bớt những phần nặng trang trí hơn.

yusupov-palace-dfwtrk


NỘI THẤT CỔ ĐIỂN

Khái niệm nội thất cổ điển

Nội thất cổ điển có nguồn gốc từ châu Âu vào thế kỷ XVII – thế kỷ XIX. Phong cách này dựa trên các nguyên tắc về sự cân bằng và đối xứng theo quy định chặt chẽ. Nội thất trong không gian có sự cầu kỳ về màu sắc và hoa văn tạo nên nét đẹp cổ kính mà không kém phần sang trọng, quý phái. Ngoài ra, một số gia chủ còn lựa chọn dát vàng, bạc cho đồ nội thất và vật dụng trang trí tạo cảm giác quý tộc là nét đặc trưng của phong cách này.

Phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ vào những thế kỷ trước, chúng rất phù hợp cho những gia chủ có địa vị quyền quý trong xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, các kiến trúc sư cần hết sức khéo léo trong việc phối màu và lựa chọn chất liệu nội thất. Nếu không sẽ gây phản tác dụng, tạo nên một tổng thể kém thẩm mỹ, rườm rà, gây khó chịu cho người nhìn.

Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất cổ điển

Nội thất cổ điển có nguồn gốc từ châu Âu vào thế kỷ XVII – thế kỷ XIX. Phong cách này dựa trên các nguyên tắc về sự cân bằng và đối xứng theo quy định chặt chẽ. Nội thất trong không gian có sự cầu kỳ về màu sắc và hoa văn tạo nên nét đẹp cổ kính mà không kém phần sang trọng, quý phái. Ngoài ra, một số gia chủ còn lựa chọn dát vàng, bạc cho đồ nội thất và vật dụng trang trí tạo cảm giác quý tộc là nét đặc trưng của phong cách này.

Phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ vào những thế kỷ trước, chúng rất phù hợp cho những gia chủ có địa vị quyền quý trong xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, các kiến trúc sư cần hết sức khéo léo trong việc phối màu và lựa chọn chất liệu nội thất. Nếu không sẽ gây phản tác dụng, tạo nên một tổng thể kém thẩm mỹ, rườm rà, gây khó chịu cho người nhìn.

Về màu sắc

Những tông trầm và đậm như vàng, nâu, đen, đỏ là những màu sắc được ưa chuộng trong phong cách thiết kế cổ điển. Cụ thể, những tông màu thường được phối với nhau đó là xanh rêu – xanh rừng già, đỏ rượu vang – gam màu trung tính, xám và vàng, …

Tính đối xứng

Tính đối xứng, cân bằng là đặc trưng của phong cách cổ điển. Cụ thể là khi chia không gian làm hai nửa từ chính giữa, bố cục của nửa này sẽ là “bản sao” của nửa kia để tạo thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, khi thiết kế, bạn cũng không cần quá cứng nhắc trong việc chọn lựa vật trang trí giống nhau.

Về điểm nhấn

Các chi tiết lớn thường được dùng làm điểm nhấn cho phong cách thiết kế cổ điển. Ví dụ như: một bộ bàn ghế bề thế, những bức tranh kích thước lớn đóng khung sang trọng hay một chiếc cầu thang khổng lồ uốn lượn hoành tráng, …

Về trang trí

Phong cách cổ điển lại chọn lựa những chi tiết trang trí cầu kỳ, trau chuốt nhằm tạo sự nổi bật cho căn phòng. Thông thường, các nhà thiết kế sẽ lựa chọn những đường gờ hay đường chỉ phào chạy dọc trần nhà, tường, sàn nhà với những họa tiết hoa văn cầu kỳ, độc đáo như cây cối, hoa lá, …

Về đồ nội thất

Những món đồ này thường có thiết kế họa tiết cầu kỳ, chạm trổ tinh xảo, mang đẳng cấp quý tộc. Kích thước của đồ nội thất thường khá lớn và đồ sộ và thường được làm bằng chất liệu cao cấp như gỗ, đá hoa cương, da, nỉ, …

Về vật liệu

Các vật liệu chính trong phong cách cổ điển đó là gỗ tự nhiên, các vật dụng mạ vàng, thạch cao,…Những vật liệu này không chỉ đem lại nét đẹp quyền quý, sang trọng mà còn rất dễ chạm khắc những hoa văn tinh xảo. Ngoài ra, còn có một số vật liệu khác cũng rất được ưa chuộng đó là thủy tinh, pha lê, gấm nhung, da, đá granit, …

Về ánh sáng

Yếu tố ánh sáng khá được chú trọng trong thiết kế cổ điển. Thông thường, ánh sáng vàng nóng của đèn chùm sẽ được ưa chuộng hơn cả giúp đem lại một không gian ấm cúng, sang trọng. Ngoài ra, các thiết bị điện được thiết kế âm tường hoặc trần sẽ tạo không gian lộng lẫy, tươi sáng, thu hút mọi ánh nhìn.

Nội thất phong cách tân cổ điển có gì khác phong cách cổ điển

Điểm giống nhau

Cả hai phong cách thiết kế nội thất cổ điển và tân cổ điển đều lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế nội thất trong những lâu đài, cung điện của các vua chúa, quý tộc từ những thập niên trước và giúp thổi hồn vào không gian sống một luồng gió mới bằng sự kết hợp độc đáo giữa tiện ích và nghệ thuật. Và điểm đặc trưng nhất là mỗi sản phẩm nội thất đều được lựa chọn rất kỹ lưỡng về kiểu dáng và trang trí để mang đến độ chính xác đồng bộ nhất về phong cách.

Điểm khác nhau

– Phong cách nội thất cổ điển:

Đặc điểm đặc trưng nhất của phong cách nội thất cổ điển có lẽ là sự tỉ mỉ trong từng chi tiết thiết kế mà người nhìn chỉ cần thấy mức độ tinh xảo của chúng đủ để biết người nghệ nhân tạo ra những sản phẩm của phong cách này phải khéo léo ra sao. Chúng thu hút mọi ánh nhìn, quyến rũ mọi tâm hồn yêu cái đẹp, yêu những giá trị truyền thống xưa. Bên cạnh đó, màu sắc của nội thất phong cách này cũng vô cùng nhã nhặn, đa số là các màu trầm, được tạo nên từ các chất liệu đặc trưng như gỗ, sắt.

– Phong cách nội thất tân cổ điển:

Tuy có nhiều nét kế thừa từ phong cách nội thất cổ điển nhưng nội thất tân cổ điển vẫn có nhiều nét khác biệt mà bạn hoàn toàn có thể nhận ra. Phong cách nội thất tân cổ điển là sự kết hợp những nét cầu kỳ của cổ điển lại có sự phóng khoáng của phong cách hiện đại nên các đường nét thường thanh thoát, hoa văn giản dị hơn và chủ yếu tập trung vào những đường cong mềm mại.

e6c6142b17ff40dd328031ea4ed94f3f

Trên đây là tổng hợp về phong cách Cổ điển & Tân cổ điển. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết này của D2 Architects. Tham khảo thêm những thông tin bổ ích qua website của D2 Architects. Xem thông tin liên hệ dưới đây.

Chia sẻ nội dung:

Các bài viết khác